4 cách phòng ngừa thai sinh hóa sau chuyển phôi hiệu quả nhất!

5/5 - (2 bình chọn)

Với các cặp đôi hiếm muộn, chờ đợi kết quả sau khi chuyển phôi là khoảng thời gian vô cùng căng thẳng. Còn gì tuyệt vời nếu bạn được bác sĩ thông báo đã có thai. Nhưng điều này là chưa đủ, bởi bạn có thể phải đối mặt với hiện tượng thai sinh hóa. Đây mới là cơn ác mộng thực sự. Vậy, thai sinh hóa sau chuyển phôi là gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và có cách nào để điều trị hay phòng ngừa không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng theo dõi!

1. Thai sinh hóa sau chuyển phôi là gì?

Thai sinh hóa được hiểu là hiện tượng sảy thai diễn ra trước thời điểm quan sát được hình ảnh túi thai bằng siêu âm. Sảy thai sinh hóa thường xảy ra ngay trong tháng đầu tiên của thai kỳ, mặc dù trước đó chị em có thể có thể xuất hiện các dấu hiệu mang thai. 

Với các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, việc mang thai đã trở nên vô cùng khó khăn. Bởi vậy, còn gì đau lòng hơn là khi biết mình lại gặp phải tình trạng thai sinh hóa. Vậy dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Làm cách nào để khắc phục tình trạng này? Mời bạn cùng tìm hiểu trong những phần tiếp theo nhé

Sảy thai sinh hóa thường xảy ra ngay trong tháng đầu tiên của thai kỳ
Sảy thai sinh hóa thường xảy ra ngay trong tháng đầu tiên của thai kỳ

2. Dấu hiệu của sảy thai sinh hóa

Hiện tượng thai sinh hóa thường diễn biến âm thầm và xảy ra rất nhanh. Vì thế, sau khi chuyển phôi, chị em cần theo dõi nghiêm ngặt để phát hiện sớm tình trạng này. Một số dấu hiệu giúp nhận biết hiện tượng sảy thai sinh hóa gồm:

  • Chảy máu âm đạo: Sau khi chuyển phôi, nhiều chị em phát hiện cơ thể mình có những triệu chứng rõ ràng của việc mang thai và kết quả thử thai bằng que thử dương tính. Tuy nhiên, sau vài ngày, chị em lại xuất hiện hiện tượng ra máu âm đạo như chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
  • Đau bụng: Sau chuyển phôi, chị em có thể gặp phải hiện tượng đau âm ỉ vùng bụng dưới thì đó là dấu hiệu bình thường của việc thai làm tổ. Tuy nhiên, nếu xuất hiện những cơ đau quặn bụng dữ dội, kéo dài và kèm theo ra máu âm đạo thì đây là dấu hiệu của của thai sinh hóa. 
  • Nồng độ hCG thấp: Đây là dấu hiệu chính xác nhất giúp nhận biết tình trạng sảy thai sinh hóa. Sau khi chuyển phôi được 14 ngày, chị em sẽ được hẹn tới bệnh viện làm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để kiểm tra nồng độ hCG. Thông thường với những chị em bị thai sinh hóa thì ở lần kiểm tra này, nồng độ hCG sẽ tăng cao. Tuy nhiên, sau đó chỉ số hCG sẽ giảm xuống. Điều này báo hiệu bạn đã bị sảy thai sinh hóa. 

Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Nguyên nhân và dấu hiệu chuyển phôi thất bại

Đau quặn bụng là dấu hiệu cảnh báo của sảy thai sinh hóa
Đau quặn bụng là dấu hiệu cảnh báo của sảy thai sinh hóa

3. Nguyên nhân gây ra sảy thai sinh hóa sau chuyển phôi

Các chuyên gia cho biết, có một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng sảy thai sinh hóa gồm:

  • Bất thường về nhiễm sắc thể: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng sảy thai sinh hóa sau chuyển phôi. Phôi được tạo ra sau khi thụ tinh trong ống nghiệm có thể mang khiếm khuyết trong bộ gen. Điều này khiến phôi không thể phát triển được sau khi được cấy ghép vào trong tử cung người mẹ. 
  • Tử cung bất thường: Các trường hợp như niêm mạc tử cung của người mẹ quá mỏng, tử cung có vách ngăn, tử cung đôi, sẹo tử cung do vết mổ cũ,… gây cản trở việc làm tổ của phôi thai. 
  • Thiếu hụt nội tiết tố: Một số chị em bị thiếu hụt hormone ở giai đoạn hoàng thể khiến thai nhi không thể phát triển được. 
  • Do mẹ mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, Chlamydia, Rubella,… cũng có thể là nguyên nhân gây sảy thai sinh hóa. 
  • Người mẹ mắc bệnh tự miễn: Hệ thống miễn dịch của người mẹ không nhận biết được và phát động tấn công vào các phôi thai đang phát triển.
  • Ngoài ra, người mẹ thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân như hóa chất độc hại, tia X, hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích,… cũng làm tăng nguy cơ sảy thai. 
Viêm nhiễm phụ khoa có thể là nguyên nhân gây sảy thai
Viêm nhiễm phụ khoa có thể là nguyên nhân gây sảy thai

4. Thai sinh hóa có điều trị được không?

Hiện tại, không có bất kỳ phương pháp nào có thể can thiệp để điều trị các trường hợp thai sinh hóa. Điều duy nhất có thể làm được là thường xuyên theo dõi nồng độ hCG để nhận biết tình trạng này. 

Tuy nhiên, sảy thai sinh hóa cũng không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như ít gây ra các biến chứng như sót thai, sót dịch hay ảnh hưởng tới  khả năng sinh sản về sau nên chị em cũng không nên quá lo lắng. 

Về mặt tích cực, thì việc sảy thai sinh hóa sau chuyển phôi có thể là dấu hiệu tốt báo hiệu chị em có khả năng mang thai. Vì vậy, thay vì buồn bã, mất hi vọng, chị em hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ và có sự chuẩn bị thật kỹ để những lần chuyển phôi sau diễn ra thuận lợi hơn. 

5. Biện pháp phòng ngừa sảy thai sinh hóa

Để giảm thiểu hiện tượng thai sinh hóa xảy ra, chị em cần lưu ý một số điểm sau đấy:

  • Vệ sinh sạch sẽ: Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa là một trong những nguyên nhân chính gây sảy thai sinh hóa. Cách đơn giản nhất để ngăn ngừa tình trạng này chính là giữ cơ thể sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh vùng kín. Chị em cần chú ý: mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, tránh gây bí bách vùng kín để hạn chế sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn. Bên cạnh đó, cần lựa chọn dung dịch vệ sinh vùng kín dịu nhẹ, tránh thụt rửa âm đạo bởi điều này có thể làm mất cân bằng pH âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. 
  • Kiểm tra toàn diện và điều trị triệt để các bệnh lý có nguy cơ cao gây sảy thai trước khi chuyển phôi như các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, u nang buồng trứng, u xơ tử cung,…
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể: Mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi phát triển. Những loại thực phẩm tốt cho thai kỳ mà mẹ bầu nên thường xuyên bổ sung gồm: rau xanh, hoa quả, sữa, ngũ cốc, thịt, trứng, các loại đậu,…
  • Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Sau khi chuyển phôi, chị em cần tránh hoạt động mạnh và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Sau chuyển phôi nên ăn gì và kiêng gì?

Chị em cần kiểm tra toàn diện trước khi chuyển phôi để phòng ngừa thai sinh hóa
Chị em cần kiểm tra toàn diện trước khi chuyển phôi để phòng ngừa thai sinh hóaChị em cần kiểm tra toàn diện trước khi chuyển phôi để phòng ngừa thai sinh hóa

Trên đây là toàn bộ thông tin về hiện tượng thai sinh hóa sau chuyển phôi. Mặc dù không có cách nào điều trị, can thiệp được song việc chuẩn bị kỹ càng trước khi chuyển phôi là biện pháp hữu hiệu giúp giảm thiểu tình trạng này. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin, hãy liên hệ ngay với Chuyên gia qua Hotline 1900 866 605 (miễn cước) để được giải đáp!

5/5 - (2 bình chọn)

Andrositol Plus – Sản phẩm hỗ trợ sinh sản chuyên sâu cho nam giới sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ Ý

Cải thiện rõ các chỉ số tinh trùng sau 3 tháng sử dụng

  • Cải thiện số lượng, mật độ tinh trùng. Tăng cơ hội đậu thai
  • Giảm độ vón cục, cải thiện độ nhớt tinh dịch, giúp tinh trùng bơi nhanh hơn
  • Cải thiện hình thái, giảm dị dạng tinh trùng
  • Tăng phản ứng acrosome/phản ứng thụ tinh của tinh trùng và trứng.

 

Dành cho:

  • Nam giới trước khi sinh con
  • Nam giới trong độ tuổi sinh sản, sức khỏe sinh lý yếu
  • Nam giới bị hiếm muộn

Sản phẩm được cấp bằng Chứng nhận sáng chế Châu Âu và đã có 4 kiểm nghiệm lâm sàng về hiệu quả tại EU. Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng và chứng minh hiệu quả qua các dự án được thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. 

Andrositol Plus được phân phối độc quyền bởi công ty cổ phần dược phẩm Cysina

Sản phẩm được bán tại các bệnh viện & phòng khám sản trên toàn quốc.

Hãy gọi về số Hotline 1900 866 605 hoặc kết nối Zalo để được các Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giải đáp tất cả thắc mắc về vô sinh hiếm muộn ở nam giới.

Đặt mua Andrositol Plus chính hãng tại đây

Giấy phép quảng cáo: 3467/2021/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

  • Deal hot giá tốt
Đặt câu hỏi cho chuyên gia