Từ A-Z về kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ICSI
Phương pháp ICSI được xem là thành tựu lớn của nền y học, giúp hiện thực hóa ước mơ làm cha mẹ cho những người bị vô sinh nặng khi mà việc áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khác không khả thi. Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Phương pháp ICSI là gì?
Được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1994, phương pháp ICSI đang dần trở lên phổ biến. Theo thống kê, cứ khoảng 1000 trẻ ra đời thì có 1 trẻ được sinh ra nhờ kỹ thuật này.
ICSI (tên đầy đủ là Intra-Cytoplasmic Sperm Injection) hay còn gọi là tiêm tinh trùng vào bào tương noãn là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được thực hiện bằng cách tiêm trực tiếp tinh trùng vào trứng để thụ tinh tạo thành phôi. Sau đó, phôi này được nuôi cấy trong vài ngày và đặt vào tử cung của người vợ.
Quy trình thực hiện tiêm tinh trùng vào bào tương trứng gần tương tự với thụ tinh ống nghiệm nên khiến nhiều người bối rối vì không biết “ICSI khác IVF như thế nào?”. Điểm khác nhau cơ bản nhất của 2 kỹ thuật này chính là số lượng tinh trùng và trứng được sử dụng để tạo phôi và cách thức thụ tinh:
- Nếu như với IVF cần nhiều tinh trùng để thụ tinh với trứng thì ICSI chỉ cần sử dụng một tinh trùng khỏe mạnh và một noãn để thụ tinh thành phôi.
- Về cách thức thụ tinh: Trong IVF, tinh trùng cùng với trứng được đặt chung vào 1 đĩa petri và tinh trùng phải tự tìm cách xâm nhập qua lớp màng trứng để thụ tinh. Còn trong ICSI, tinh trùng được tiêm trực tiếp vào bào tương noãn.
Do đó, ICSI có ý nghĩa rất lớn đối với các trường hợp vô sinh, hiếm muộn mà nguyên nhân là do người chồng bị OAT hoặc thậm chí là vô tinh vẫn có cơ hội được làm cha.
Ngoài ra, tiêm tinh trùng vào bào tương noãn còn hữu ích trong những trường hợp trứng và tinh trùng không thể kết hợp với nhau theo cách thức thông thường.

2. Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn được chỉ định khi nào?
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại và hiệu quả nhất nên thường được chỉ định trong những trường hợp sau:
– Người chồng bị vô sinh nặng do:
- Các vấn đề về tinh trùng như tinh trùng ít hoặc không có tinh trùng trong tinh dịch, tinh trùng yếu, khả năng di chuyển của tinh trùng kém, tỷ lệ tinh trùng dị dạng, phân mảnh ADN tinh trùng cao.
- Không thể xuất tinh được do rối loạn cương dương, liệt dương, thắt ống dẫn tinh hay dị tật ống dẫn tinh,…
- Trong tinh dịch có chứa kháng thể kháng tinh trùng.
– Các vấn đề ở người vợ như:
- Người vợ có kháng thể kháng tinh trùng.
- Người vợ có số lượng trứng ít, suy buồng trứng, chất lượng trứng kém.
– Chất lượng tinh trùng và trứng hoàn toàn bình thường nhưng không thể kết hợp được với nhau mà thực hiện IVF không mang lại hiệu quả.
– Những trường hợp thực hiện IVF thất bại cũng có thể được chỉ định phương pháp ICSI để tăng tỷ lệ thành công
– Ngoài ra, tiêm tinh trùng vào bào tương trứng còn được cân nhắc chỉ định nếu dùng trứng hoặc tinh trùng đông lạnh từ các chu kỳ IVF trước đó.

3. Quy trình thực hiện ICSI
Quy trình thực hiện kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn gồm các bước sau đây:
3.1. Kích thích buồng trứng
Mục đích của bước này nhằm gia tăng số lượng trứng thu được để tăng tỷ lệ tạo phôi. Tùy vào tình trạng của người vợ mà bác sĩ sẽ có phác đồ kích trứng phù hợp cho từng người. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc kích trứng trong khoảng 10-12 ngày. Một số trường hợp như người vợ mắc hội chứng buồng trứng đa nang thì thời gian sử dụng thuốc sẽ kéo dài hơn.
Trong khoảng thời gian này, bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân tới bệnh viện để siêu âm và làm một số xét nghiệm cần thiết khác nhằm theo dõi sự phát triển của nang trứng và niêm mạc tử cung.
Khi trứng đã đạt kích thước theo yêu cầu, người vợ sẽ được tiêm mũi cuối cùng để kích rụng trứng.

3.2. Chọc hút noãn
Sau khoảng 36 giờ tính từ thời điểm tiêm mũi kích rụng trứng cuối cùng, bác sĩ sẽ tiến hành bước tiếp theo là chọc hút trứng để chuẩn bị cho quá trình tạo phôi.
Một thiết bị siêu âm đầu dò có gắn kim hút được luồn qua ngã ba âm đạo vào tử cung. Sau khi xác định được các nang noãn cần lấy, bác sĩ sẽ dùng kim nhỏ để hút dịch nang có chứa noãn ra ngoài. Cả quá trình kéo dài trong khoảng 15-20 phút và người vợ sẽ được gây mê nên không cảm thấy đau đớn gì.
Dịch nang hút ra sau đó sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm để thực hiện các bước tiếp theo.
Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần nhịn ăn uống trước khi tiến hành thủ thuật theo hướng dẫn của bác sĩ.

3.3. Chuẩn bị tinh trùng
Thông thường, việc lấy tinh trùng sẽ được thực hiện vào cùng ngày chọc hút trứng của người vợ để tạo phôi. Nếu người chồng bận thì có thể sắp xếp tới bệnh viện để lấy tinh trùng trước và tinh trùng sau khi lấy sẽ được trữ đông để bảo quản.
Tùy thuộc vào tình trạng của người chồng mà bác sĩ sẽ chỉ định cách lấy tinh trùng phù hợp:
– Trường hợp người chồng khả năng sinh sản bình thường thì bác sĩ sẽ chỉ định vào phòng riêng thủ dâm để lấy mẫu. Mẫu tinh dịch tươi sau đó sẽ đem đi sàng lọc lựa chọn những tinh trùng khỏe mạnh nhất và nuôi dưỡng chúng trong dung dịch dinh dưỡng trước khi tiêm vào trứng để thụ tinh.
– Trường hợp trong tinh dịch có rất ít hoặc không có tinh trùng hoặc người chồng không thể xuất tinh được thì bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật can thiệp để lấy tinh trùng như:
- Chọc hút tinh trùng từ mào tinh (PESA)
- Phẫu thuật mào tinh để lấy tinh trùng (MESA)
- Lấy tinh trùng bằng cách sinh thiết tinh hoàn (TESE)
- Sử dụng kỹ thuật vi phẫu tinh hoàn để lấy tinh trùng (micro TESE)
– Trong trường hợp thực hiện vi phẫu mà vẫn không thể lấy được tinh trùng thì bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng tinh trùng của người hiến tặng để thụ thai.
3.4. Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn
Trứng và tinh trùng sau khi được chuẩn bị xong được đưa vào phòng thí nghiệm để tạo phôi. Quá trình tiêm tinh trùng vào bào tương noãn được tiến hành theo các bước như sau:
- Dùng pipet để cố định noãn trên đĩa thí nghiệm sao cho thể cực nằm ở vị trí phù hợp.
- Dùng kim nhỏ để hút 1 tinh trùng khỏe mạnh nhất vào, sau đó từ từ đưa kim xuyên qua lớp màng trong suốt của trứng để vào màng bào tương
- Tiến hành tiêm tinh trùng vào bào tương trứng.
- Rút kim ra khỏi trứng.
Ngay khi hoàn tất, trứng sẽ được đặt vào môi trường nuôi cấy chuyên dụng và cho vào tủ tri-gas ở 37 độ C. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi sự phát triển và phân chia của phôi tới ngày 3 và ngày 5.
3.5. Chuyển phôi
Thời điểm chuyển phôi sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người mẹ và chất lượng của niêm mạc tử cung.
Bác sĩ chỉ thực hiện chuyển phôi khi người mẹ có sức khỏe tốt và nội mạc tử cung có độ dày đạt tiêu chuẩn và chất lượng, thuận lợi cho việc làm tổ của phôi.
Hiện có 2 kỹ thuật chuyển phôi là:
- Chuyển phôi tươi: Phôi sau khi nuôi cấy xong được chuyển ngay vào tử cung của người mẹ.
- Chuyển phôi trữ: Trong một số trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để thực hiện chuyển phôi thì phôi sau khi được nuôi cấy sẽ được trữ đông để chờ chuyển vào tử cung của người mẹ trong các chu kỳ tiếp theo.
Thủ thuật chuyển phôi vào trong tử cung được thực hiện qua ngã ba âm đạo dưới sự hướng dẫn của siêu âm. Quá trình chuyển phôi diễn ra nhanh chóng, chỉ khoảng 5-10 phút và bệnh nhân có thể về ngay trong ngày.
Sau khi chuyển phôi xong, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc progesterone ở dạng đặt âm đạo để hỗ trợ cho quá trình làm tổ của phôi thuận lợi.

3.6. Thử thai
Khoảng 2 tuần sau khi chuyển phôi, người vợ sẽ được hẹn tới bệnh viện để làm xét nghiệm máu đo nồng độ beta hCG. Nếu nồng độ beta hCG trên 25 IU/L có nghĩa là đã mang thai thành công. Lúc này cần tiếp tục theo dõi chỉ số beta hCG trong những ngày tiếp theo.
- Nếu sau 2 ngày, nồng độ beta hCG tăng lên gấp 2 thì chứng tỏ phôi thai đang phát triển tốt.
- Nếu chỉ số beta hCG không tăng hoặc giảm sau 2 ngày thì cần theo dõi sát sao. Trường hợp nồng độ beta hCG dưới 5 IU/L tức là đã bị sảy thai.

4. Những rủi ro gặp phải khi thực hiện phương pháp ICSI
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn là phương pháp hỗ trợ sinh sản an toàn và hiện đại nhất hiện nay. Bên cạnh những thành quả mà nó mang lại thì phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm và rủi ro như sau:
- Trứng có thể bị thoái hóa khi tiêm tinh trùng nên sẽ ảnh hưởng tới chất lượng phôi tạo ra.
- Nguy cơ trẻ sinh ra có bất thường về nhiễm sắc thể chiếm tỷ lệ khoảng 0.8%, cao gấp 4 lần so với các trường hợp thụ thai tự nhiên hay thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra vấn đề này hiện vẫn chưa được xác định chính xác.
- Quá kích buồng trứng: Cũng giống như các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khác, giai đoạn kích thích buồng trứng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như đau tức bụng dưới, buồn nôn, tăng cân nhanh. Một số trường hợp có thể gặp phải phản ứng nghiêm trọng hơn như khó thở, nôn mửa,…
5. Tỷ lệ thành công của ICSI
So với các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác thì ICSI có tỷ lệ thụ tinh thành công cao hơn cả, đạt khoảng 60-85%.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tỷ lệ có thai cũng cao như vậy. Thực tế, tỷ lệ thành công của phương pháp ICSI tương đương với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, đạt khoảng 40-45%.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thành công của phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, gồm:
– Chất lượng của phôi: Đây là một trong những yếu tố quyết định tới tỷ lệ thành công của kỹ thuật ICSI. Những phôi có chất lượng tốt thì khả năng làm tổ thành công sẽ cao hơn những phôi có chất lượng kém. Mà chất lượng phôi lại phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng tinh trùng và trứng. Vì vậy, để nâng cao tỷ lệ thành công của ICSI, vợ chồng bạn cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe để cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản của mình bằng cách:
- Ăn uống đủ chất, đặc biệt là những thực phẩm giàu đạm như thịt bò, hàu, tôm,… Bên cạnh đó, cần tăng cường ăn rau xanh, trái cây, chất xơ.
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.
- Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe, đặc biệt là những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,…
- Giữ cho tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, lo âu.
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên để tránh viêm nhiễm.
- Hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian này để tránh gây co bóp tử cung, ảnh hưởng tới sự làm tổ của phôi.
– Tuổi của người mẹ: Tuổi của người mẹ càng cao thì chất lượng trứng và niêm mạc tử cung càng kém đi nên khả năng thành công khi thực hiện ICSI cũng giảm xuống. Theo các chuyên gia sản khoa, phụ nữ dưới 34 tuổi có tỷ lệ thành công là 40% nhưng sau 43 tuổi nếu thực hiện ICSI thì tỷ lệ này chỉ còn khoảng 5%.
– Thời gian vô sinh: Những cặp đôi vô sinh, hiếm muộn nhiều năm thường có nguyên nhân gây vô sinh rất phức tạp nên chắc chắn hành trình tìm con cũng sẽ rất khó khăn. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, nếu không sử dụng các biện pháp tránh thai mà sau 1 năm vẫn chưa có con thì các cặp đôi cần đi khám để có biện pháp xử lý kịp thời.
6. Chi phí tiêm tinh trùng vào bào tương noãn
Bên cạnh tỷ lệ thành công, quy trình thực hiện thì chi phí làm ICSI cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu.
Trong quy trình thực hiện ICSI sử dụng nhiều kỹ thuật hiện đại và phức tạp như vi phẫu để lấy tinh trùng, tiêm tinh trùng vào bào tương noãn nên chi phí thực hiện cũng cao hơn nhiều so với các phương pháp khác. Ước tính mức chi phí làm ICSI dao động trong khoảng 200-300 triệu đồng.
ICSI bắt đầu được áp dụng tại Việt Nam từ năm 1997 và cho tới nay phương pháp này đã giúp cho rất nhiều cặp đôi vô sinh tưởng chừng như không còn hi vọng có cơ hội sinh ra những em bé của chính mình.
Andrositol Plus – Sản phẩm hỗ trợ sinh sản chuyên sâu cho nam giới sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ Ý
Cải thiện rõ các chỉ số tinh trùng sau 3 tháng sử dụng
- Cải thiện số lượng, mật độ tinh trùng. Tăng cơ hội đậu thai
- Giảm độ vón cục, cải thiện độ nhớt tinh dịch, giúp tinh trùng bơi nhanh hơn
- Cải thiện hình thái, giảm dị dạng tinh trùng
- Tăng phản ứng acrosome/phản ứng thụ tinh của tinh trùng và trứng.
Dành cho:
- Nam giới trước khi sinh con
- Nam giới trong độ tuổi sinh sản, sức khỏe sinh lý yếu
- Nam giới bị hiếm muộn
Sản phẩm được cấp bằng Chứng nhận sáng chế Châu Âu và đã có 4 kiểm nghiệm lâm sàng về hiệu quả tại EU. Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng và chứng minh hiệu quả qua các dự án được thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.
Andrositol Plus được phân phối độc quyền bởi công ty cổ phần dược phẩm Cysina
Sản phẩm được bán tại các bệnh viện & phòng khám sản trên toàn quốc.
Giấy phép quảng cáo: 3467/2021/XNQC-ATTP
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
- (Cảnh báo) TOP 6 hóa chất gây vô sinh hay gặp nhất
- (Cảnh giác) Những thói quen gây vô sinh nam giới hay mắc phải!
- 14 địa chỉ chữa tinh trùng yếu uy tín cần lưu lại ngay!
- [Bật mí] Dấu hiệu nhận biết tinh trùng khỏe mạnh cho các anh em
- NỖ LỰC HÓA PHÉP MÀU TRÊN HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM CON YÊU CỦA CẶP VỢ CHỒNG 5 NĂM HIẾM MUỘN